Hầu hết tất cả các ngôn ngữ được nói trên toàn thế giới là ngôn ngữ âm.
Với ngôn ngữ âm, độ cao của âm là rất quan trọng.
Chúng xác định ý nghĩa của từ hoặc âm tiết.
Do đó, âm là một phần không thể thiếu của từ.
Hầu hết các ngôn ngữ được nói ở châu Á là ngôn ngữ âm.
Ví dụ, tiếng Trung, tiếng Thái và tiếng Việt.
Ngoài ra còn có ngôn ngữ âm khác nhau ở châu Phi.
Nhiều ngôn ngữ bản địa ở Mỹ cũng là ngôn ngữ âm.
Ngôn ngữ Ấn-Âu chủ yếu chỉ chứa các yếu tố âm.
Điều này cũng đúng với tiếng Thụy Điển hoặc tiếng Serbia.
Mỗi ngôn ngữ có số lượng âm nhấn khác nhau.
Trong tiếng Trung có bốn âm khác nhau.
Nhờ đó, âm tiết ‘ma’ có thể có bốn ý nghĩa.
Đó là ‘mẹ’, ‘cây gai dầu’, ‘ngựa’ và ‘nói ba hoa’.
Điều thú vị là ngôn ngữ âm cũng ảnh hưởng đến thính giác của chúng ta.
Các nghiên cứu về thính giác tuyệt đối đã cho thấy điều này.
Nghe tuyệt đối là khả năng nhận diện các âm nghe chính xác.
Nghe tuyệt đối rất hiếm khi xảy ra ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Chưa đến 1 trong 10.000 người có khả năng này.
Khác với người bản xứ của Trung Quốc.
Ở đây, số người có khả năng đặc biệt này cao gấp 9 lần.
Chúng ta đều có khả năng nghe tuyệt đối khi chúng ta còn nhỏ.
Chúng ta sử dụng nó để học nói một cách chính xác.
Thật không may, về sau hầu hết mọi người dần đánh mất nó.
Cao độ của âm cũng rất quan trọng trong âm nhạc.
Điều này càng đúng đối với các nền văn hóa có ngôn ngữ có dấu.
Họ phải tuân thủ các ân điệu thật chính xác.
Nếu không một bài hát tình yêu đẹp sẽ hóa thành một bài hát kì cục!