Khi ai đó đang độc thoại, người nghe sẽ thấy thật kì cục.
Nhưng thực ra mọi người đều thường xuyên tự nói với chính mình.
Các nhà tâm lý học ước tính rằng hơn 95% người lớn làm điều đó.
Trẻ em hầu như hay độc thoại khi chơi.
Vì vậy, nói chuyện với chính mình là hoàn toàn bình thường.
Đây chỉ là một hình thức giao tiếp đặc biệt.
Thỉnh thoảng nói chuyện với chính mình cũng có rất nhiều lợi ích!
Đó là vì chúng ta tổ chức những suy nghĩ của mình thông qua lời nói.
Giọng nói thầm xuất hiện khi chúng ta nói chuyện với chính mình.
Bạn cũng có thể gọi đó là suy nghĩ thành tiếng.
Người đãng trí thường hay nói với chính họ.
Ở họ, một khu vực nào đó của bộ não ít hoạt động hơn.
Vì vậy, họ tổ chức kém hơn.
Nhờ độc thoại, họ tổ chức tốt hơn.
Độc thoại cũng có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định.
Và họ là một cách giảm căng thẳng rất hiệu quả.
Độc thoại thúc đẩy khả năng tập trung và giúp bạn làm việc năng suất hơn.
Bởi vì nói to điều gì đó thì mất nhiều thời gian hơn là chỉ nghĩ về nó.
Chúng ta ý thức hơn về suy nghĩ của mình khi nói.
Chúng ta giải quyết các bài toán khó tốt hơn khi vừa làm vừa lẩm bẩm.
Nhiều thí nghiệm đã cho thấy điều này.
Chúng ta cũng có thể lấy thêm can đảm thông qua độc thoại.
Nhiều vận động viên độc thoại để lấy tinh thần.
Tiếc là chúng ta thường hay độc thoại trong những tình huống tiêu cực.
Vì vậy, chúng ta nên cố gắng sống lạc quan.
Và chúng ta phải thường xuyên nhìn lại những gì chúng ta mong muốn.
Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến hành động của chúng ta thông qua lời nói.
Nhưng không may, điều đó chỉ có tác dụng khi chúng ta thực tế!