Hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau tồn tại trên toàn thế giới.
Các nhà ngôn ngữ học ước tính có từ 6.000 đến 7.000 ngôn ngữ.
Tuy nhiên, ngày nay người ta vẫn chưa biết con số chính xác.
Điều này là do vẫn còn nhiều ngôn ngữ chưa được khám phá.
Những ngôn ngữ này chủ yếu được sử dụng ở vùng sâu vùng xa.
Chẳng hạn khu vực rừng Amazon.
Hiện vẫn còn nhiều người đang sống trong vùng biệt lập đó.
Họ không được tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
Mặc dù vậy, họ vẫn có ngôn ngữ riêng của họ.
Vẫn còn những ngôn ngữ chưa được xác định ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Chúng ta vẫn không biết ở Trung Phi có bao nhiêu ngôn ngữ.
New Guinea cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng dưới góc độ ngôn ngữ học.
Mỗi khi phát hiện ra một ngôn ngữ mới, thường là do cảm giác.
Cách đây khoảng hai năm, các nhà khoa học phát hiện ra tiếng Koro.
Tiếng Koro được sử dụng trong các ngôi làng nhỏ ở miền bắc Ấn Độ.
Chỉ có khoảng 1.000 người nói ngôn ngữ này.
Nó chỉ là ngôn ngữ nói.
Ngôn ngữ Koro không tồn tại dưới dạng chữ viết.
Các nhà nghiên cứu không hiểu làm sao tiếng Koro có thể tồn tại từng ấy năm.
Tiếng Koro thuộc hệ ngôn ngữ Tạng-Miến.
Có khoảng 300 ngôn ngữ loại này ở cả khu vực châu Á.
Nhưng tiếng Koro không liên quan chặt chẽ với bất kỳ ngôn ngữ nào trong số này.
Điều đó có nghĩa là hẳn nó phải có một lịch sử riêng.
Thật không may, các ngôn ngữ nhỏ lẻ biến mất một cách nhanh chóng.
Có khi có ngôn ngữ biến mất ngay trong vòng một thế hệ.
Do vậy các nhà nghiên cứu thường có ít thời gian để nghiên cứu chúng.
Nhưng có một chút hy vọng cho tiếng Koro.
Cần phải lập ra cuốn từ điển âm thanh cho ngôn ngữ này...