Nhiều ngôn ngữ khác nhau được sử dụng tại châu Âu.
Hầu hết trong số đó là những ngôn ngữ Ấn-Âu.
Ngoài các ngôn ngữ quốc gia lớn, cũng có nhiều ngôn ngữ nhỏ hơn.
Chúng là những ngôn ngữ thiểu số.
Ngôn ngữ hiểu số khác các ngôn ngữ chính thức.
Nhưng chúng không phải tiếng địa phương.
Cũng không phải là ngôn ngữ của những người nhập cư.
Ngôn ngữ thiểu số luôn mang đặc thù dân tộc.
Tức là chúng là những ngôn ngữ của các nhóm dân tộc nào đó.
Hầu như ở quốc gia nào ở châu Âu cũng đều có những ngôn ngữ thiểu số.
Có khoảng 40 ngôn ngữ loại này trong Liên minh châu Âu.
Một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số chỉ được sử dụng trong một quốc gia.
Chẳng hạn như là tiếng Sorbian ở Đức.
Mặt khác nhiều nước ở châu Âu sử dụng tiếng Romani.
Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số có một địa vị đặc biệt.
Bởi vì họ chỉ được sử dụng bởi một nhóm tương đối nhỏ.
Những nhóm này không đủ khả năng để xây dựng trường học riêng.
Họ cũng khó xuất bản tài liệu học của riêng mình.
Kết quả là, nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số đang có nguy cơ biến mất.
Liên minh châu Âu muốn bảo vệ những ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
Bởi vì mỗi ngôn ngữ là một phần quan trọng của một nền văn hóa hoặc một bản sắc.
Một số quốc gia không có khối dân tộc chung, mà chỉ tồn tại như một dân tộc thiểu số.
Họ xây dựng các chương trình, dự án để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của họ.
Người ta hy vọng rằng nền văn hóa của các dân tộc thiểu số nhỏ hơn cũng sẽ được bảo tồn.
Tuy vậy, một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số vẫn sẽ sớm biến mất.
Trong số đó là tiếng Livonia được sử dụng trong một tỉnh của Latvia.
Hiện chỉ còn 20 người vẫn là người bản ngữ của tiếng Livonia.
Điều này làm cho Livonia là ngôn ngữ nhỏ nhất ở châu Âu.