Có khoảng 7 tỷ người trên thế giới.
Tất cả đều có một ngôn ngữ.
Tiếc là nó lại không phải luôn giống nhau.
Vì vậy, để nói chuyện với người ở nước khác, chúng ta phải học ngôn ngữ.
Việc đó thường là rất khó khăn.
Nhưng cũng có những ngôn ngữ rất giống nhau.
Người nói những ngôn ngữ đó hiểu được người khác, mà không cần thành thạo ngôn ngữ kia.
Hiện tượng này được gọi là khả năng hiểu lẫn nhau.
Có hai loại hiểu lẫn nhau.
Loại đầu tiên là hiểu nhau qua lời nói.
Ở đây người nói các ngôn ngữ khác nhau vẫn hiểu nhau khi nói.
Tuy nhiên họ không hiểu chữ viết của ngôn ngữ kia.
Đó là do chữ viết của hai ngôn ngữ đó khác nhau.
Chẳng hạn Tiếng Hin-ddi và tiếng Urdu.
Loại thứ hai là hiểu chữ viết của nhau.
Trong trường hợp này, họ hiểu chữ viết của ngôn ngữ kia.
Tuy nhiên người nói lại không hiểu lời nói của người nói ngôn ngữ kia.
Lý do là các ngôn ngữ có cách phát âm khác nhau.
Chẳng hạn tiếng Hà Lan và tiếng Đức.
Những ngôn ngữ có liên quan mật thiết với nhau nhất có chung cả hai loại.
Nghĩa là họ hiểu nhau cả ở dạng viết và dạng nói.
Tiếng Nga và tiếng Ucraina hoặc tiếng Thái Lan và tiếng Lào là những ví dụ.
Nhưng cũng là một dạng thức hiểu nhau không đối xứng.
Đó là trường hợp khi người nói có thể hiểu nhau ở cấp độ khác nhau.
Người Bồ Đào Nha hiểu người Tây Ban Nha tốt hơn so với người Tây Ban Nha hiểu người Bồ Đào Nha.
Người Áo cũng hiểu người Đức tốt hơn so với ngược lại.
Trong những ví dụ này, trở ngại nằm ở cách phát âm hoặc phương ngữ.
Nếu thực sự muốn giao tiếp tốt, bạn phải học kiến thức mới ...