Hầu hết mọi người đều nhớ ngày đầu tiên đi học.
Tuy nhiên, họ không nhớ được những ký ức trước đó.
Chúng ta hầu như không còn nhớ những năm đầu đời.
Nhưng tại sao vậy?
Tại sao chúng ta không thể nhớ những trải nghiệm khi còn là một đứa trẻ?
Lý do nằm trong sự phát triển của chúng ta.
Khả năng nói và bộ nhớ phát triển gần như cùng một thời điểm.
Và để nhớ một cái gì đó, ta cần biết nói.
Tức là anh ta phải biết nói về những gì anh ta trải qua.
Các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm khác nhau với trẻ em.
Từ đó, họ đã có một khám phá thú vị.
Khi trẻ em bắt đầu biết nói, chúng quên tất cả những gì thuộc về trước đó.
Do vậy chúng bắt đầu ghi nhớ từ khi bắt đầu biết nói.
Trẻ em học được rất nhiều điều trong ba năm đầu đời.
Mỗi ngày chúng đều trải nghiệm những điều mới mẻ.
Chúng cũng có nhiều kinh nghiệm quan trọng ở lứa tuổi này.
Mặc dù vậy, tất cả đều biến mất.
Các nhà tâm lý học gọi hiện tượng này là sự mất trí nhớ trẻ con.
Bộ nhớ chỉ lưu lại những điều mà trẻ em có thể gọi thành tên.
Bộ nhớ tự truyện lưu lại những trả nghiệm cá nhân.
Nó hoạt động giống như một tạp chí.
Tất cả những gì là quan trọng trong đời sẽ được ghi lại trong đó.
Từ đó, bộ nhớ tự truyện hình thành cái tôi của chúng ta.
Tuy nhiên, sự phát triển của nó phụ thuộc vào việc học tiếng mẹ đẻ.
Và chúng ta chỉ có thể kích hoạt bộ nhớ của mình thông qua lời nói.
Tất nhiên những điều chúng ta học được từ nhỏ không thực sự mất đi.
Chúng được lưu trữ ở đâu đó trong não của chúng ta.
Chúng ta chỉ không thể tiếp cận chúng nữa ... - Thật đáng tiếc, phải không?