Các nhà ngôn ngữ có thể phân tích được các ngôn ngữ hiện đại.
Họ dùng các phương pháp khác nhau để làm việc đó.
Nhưng hàng ngàn năm trước, con người nói như thế nào?
Trả lời câu hỏi này khó hơn nhiều.
Dù vậy, các nhà khoa học vẫn nghiên cứu nhiều năm nay.
Họ muốn biết con người trước kia nói như thế nào.
Để làm điều này, họ đã xây dựng lại các cách nói cổ đại.
Các nhà khoa học Mỹ đã có một phát hiện thú vị.
Họ đã phân tích hơn 2.000 ngôn ngữ.
Cụ thể là họ phân tích cấu trúc câu của các ngôn ngữ đó.
Kết quả nghiên cứu của họ rất thú vị.
Khoảng một nửa số ngôn ngữ này có cấu trúc câu Chủ ngữ - Bổ ngữ - Động từ (SOV).
Tức là các câu được sắp xếp theo trật từ Chủ ngữ - Vị ngữ.
Hơn 700 ngôn ngữ tuân theo mô hình S-V-O.
Và khoảng 160 ngôn ngữ có cấu trúc Vị ngữ - Chủ ngữ VSO.
Chỉ có khoảng 40 ngôn ngữ sử dụng mô hình V-O-S.
120 ngôn ngữ có cấu trúc lai.
Mặt khác, OVS và OSV là hệ thống hiếm hơn hẳn.
Phần lớn các ngôn ngữ được phân tích đều sử dụng nguyên tắc SOV.
Chẳng hạn như ngôn ngữ Ba Tư, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy hiên hầu hết các ngôn ngữ hiện nay đều tuân theo mô hình SVO.
Cấu trúc câu này chiếm ưu thế trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu ngày nay.
Các nhà nghiên cứu tin rằng mô hình SOV đã được sử dụng trước đó.
Mọi ngôn ngữ đều dựa trên hệ thống này.
Nhưng sau đó các ngôn ngữ tách ra.
Chúng ta vẫn chưa biết điều đó xảy ra như thế nào.
Tuy nhiên, sự thay đổi của cấu trúc câu phải có một lý do.
Bởi vì trong quá trình tiến hóa, ai có lợi thế thì sẽ thắng ...