Con người là sinh vật duy nhất trên Trái đất có thể nói chuyện.
Chính khả năng này khiến con người khác với động vật và thực vật.
Tất nhiên động vật và thực vật cũng biết giao tiếp với nhau.
Tuy nhiên, họ không nói được một ngôn ngữ âm tiết phức tạp.
Nhưng tại sao con người có thể nói chuyện?
Cần có một số đặc điểm thể chất để có thể nói chuyện.
Những đặc điểm này chỉ có ở người.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là con người đã phát triển ra chúng.
Trong lịch sử tiến hóa, không có gì là vô cớ.
Ở nơi nào đó trên lộ trình đó, con người bắt đầu nói.
Chúng ta vẫn chưa biết chính xác là khi nào.
Nhưng hẳn điều gì đó đã xảy ra khiến con người biết nói.
Các nhà nghiên cứu tin rằng có thể là do đột biến gene.
Nhà nhân chủng học đã so sánh vật liệu di truyền của một vài sinh vật khác nhau.
Ta biết rõ có một loại gien ảnh hưởng tới khả năng nói.
Những người mà có loại gien này bị tổn thương sẽ có vấn đề về khả năng nói.
Họ không thể thể hiện những suy nghĩ của bản thân và rất khó hiểu được lời nói.
Người ta đã kiểm tra loại gien này ở người, vượn và chuột.
Ở người và tinh tinh, loại gien này rất giống nhau.
Chỉ có hai khác biệt nhỏ.
Tuy nhiên, những khác biệt này có xuất hiện trong não.
Cùng với các gen khác, họ ảnh hưởng đến các hoạt động nhất định của não.
Do vậy con người có thể nói chuyện, trong khi loài khỉ thì không thể.
Tuy nhiên bí ẩn về ngôn ngữ con người vẫn chưa được giải mã.
Chỉ có đột biến gen chưa đủ để con người biết nói.
Các nhà nghiên cứu đã cấy biến thể gene này vào chuột.
Nó không khiến chúng có khả năng nói chuyện ...
Nhưng tiếng rít của chúng khá ồn ào!